Bí quyết kiểm tra an toàn thụ động xe hơi
Các hãng xe hơi, chẳng hạn như Honda có các thiết bị thử nghiệm riêng để đánh giá mức độ an toàn thụ động của xe. Cơ sở thử
Kiểm tra an toàn thụ động xe hơi xuất hiện từ khi Volvo thực hiện gắn dây đai an toàn vào năm 1959. Tất cả các đặc tính an toàn mà chúng ta thường nhắc đến vấn đề an toàn xe hơi hầu hết đều là an toàn thụ động.
Các thiết bị như dây lưng, túi khí xung quanh và các vùng chịu lực đều mang đặc tính an toàn thụ động. Tuy nhiên cũng có những đặc điểm khác chẳng hạn như bộ phận phân bổ lực để chia lực đến nhiều khu vực khác nhau của xe nhằm bảo vệ người ngồi trong xe khỏi các vật liệu sắc nhọn trong nội thất khi xảy ra va chạm.
Tất cả các hệ thống an toàn thụ động được thiết kế nhằm bảo vệ người ngồi trong xe, thậm chí cho cả những lái xe khác và người bộ hành khỏi chấn thương hoặc ít nhất có thể giảm thương vong khi có tai nạn.
Nếu đã từng xem cảnh quay của một vụ tai nạn thử nghiệm hay một buổi trình diễn túi khí, đó là bạn đã chứng kiến kiểm tra an toàn thụ động. Các nhà sản xuất xe hơi cùng chính phủ sẽ thực hiện các bài kiểm tra để đánh giá mức độ an toàn của hệ thống trong các tình huống va chạm khác nhau.
Tại Mỹ, Ủy ban An toàn giao thông quốc gia là cơ quan chuyên trách tiến hành một loạt các bài kiểm tra phương tiện khác nhau và xếp loại bằng các sao. Bài kiểm tra bao gồm tình huống va chạm xe với xe, va chạm với rào chắn, va chạm góc và hàng loạt các biến thể của kiểm tra rào chắn. Kết quả của bài kiểm tra do cơ quan này tiến hành sẽ cung cấp cho người tiêu dùng cái nhìn tổng quát về khả năng bảo vệ của phương tiện đối với người ngồi trong xe và gián tiếp thể hiện mức độ an toàn của hệ thống an toàn thụ động nếu có va chạm xảy ra.
Các hãng xe hơi, chẳng hạn như Honda có các thiết bị thử nghiệm riêng để đánh giá mức độ an toàn thụ động của xe. Cơ sở thử nghiệm của Honda là một tòa nhà có đầy đủ yếu tố thời tiết bằng kích cỡ của một sân bóng chày cỡ lớn. Tại đây người ta tiến hành thử nghiệm các đặc tính an toàn thụ động trong tình huống va chạm thực bằng cách sử dụng các hình nộm, cảm biến phương tiện, cảm biến tốc độ và cảnh quay trong môi trường điều khiển.
Theo một báo cáo đưa ra năm 2009 bởi SupplierBusiness, lĩnh vực an toàn bị động xe đã đạt đến mức chín muồi, có nghĩa là đã công việc kiểm tra an toàn thụ động xe đã có rất nhiều cải tiến giúp lái xe an toàn hơn. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là không thể mở rộng hơn trong lĩnh vực này mà đúng hơn là nỗ lực an toàn ô tô sắp tới có thể tập trung hơn vào lĩnh vực an toàn chủ động, nhằm tránh tình huống tai nạn xảy ra thay vì chỉ phản ứng với chúng.
Leave a Reply